090 701 9379

Phân biệt đất ở và đất vườn theo quy định pháp luật

Đất ở và đất vườn là hai loại hình đất có nhiều nét tương đồng với nhau nên khiến nhiều người hay nhầm lẫn. Bài viết hôm nay Kover Group sẽ giúp bạn phân biệt giữa đất ở và đất vườn theo đúng quy định của pháp luật.

Sự khác biệt giữa hai loại hình đất này chủ yếu đến từ mục đích sử dụng và các vấn đề liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật kỹ những quy định pháp luật về hai loại đất này dưới đây nhé.

Xem thêm:

Phân biệt đất ở và đất vườn theo quy định pháp luật

Về mục đích sử dụng

Theo quy định của Luật đất đai 2013 có quy định về đất ở và đất vườn tách biệt nhau về mục đích sử dụng như sau:

*Đất ở: Mục đích sử dụng đất ở chính là dùng để xây nhà kiên cố hay đúng như tên gọi của nó là dùng để ở. Trong trường hợp nếu như chủ sở hữu chưa muốn xây dựng nhà ở có thể dùng sử dụng dùng đất này để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu mà không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đất ở
Đất ở

*Đất vườn: Đất vườn có thể liền kề cùng một thửa với đất ở hoặc được tách riêng ra một thửa độc lập. Khác với đất ở thì đất vườn có mục đích sử dụng có thể dùng để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu. Tuy nhiên nếu muốn dùng để xây nhà ở thì cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điều 57 luật đất đai 2013 nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định thì đất vườn không được xác định vào nhóm đất nông nghiệp hay nhóm đất phi nông nghiệp theo như phân loại đất tại điều 10 luật đất đai 2013.

Đất vườn
Đất vườn

“Điều 10: Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

  1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
  2. a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  3. b) Đất trồng cây lâu năm;
  4. c) Đất rừng sản xuất;
  5. d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

  1. e) Đất nuôi trồng thủy sản;
  2. g) Đất làm muối;
  3. h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
  4. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
  5. a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  6. b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  7. c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  8. d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

  1. e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  2. g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  3. h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  4. i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  5. k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
  6. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng“.

Đất vườn có được phép cấp sổ đỏ không?

Theo những quy định về Luật Đất đai 2013, đất vườn có được cấp Sổ đỏ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Căn cứ vào Điều 101 Luật Đất đai 2013, điều kiện cấp Sổ đỏ cho đất vườn bao gồm:

  • Đất được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004.
  • Không vi phạm pháp luật về đất đai.
  • Không có tranh chấp.
  • Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Đất vườn được cấp sổ đỏ theo quy định
Đất vườn được cấp sổ đỏ theo quy định

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở

Quy định thì hộ gia đình, cá nhân chỉ được phép chuyển đất vườn sang đất ở nếu được UBND cấp huyện nơi có đất cho phép. Theo đó, UBND cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất vườn sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (nếu không cho phép thì phải đợi). Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND sẽ được công khai nên người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của các cán bộ công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi mình muốn chuyển đổi mục đích.
  • Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục, trình tự chuyển đổi mục đích từ đất vườn sang đất ở

 

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ

Nộp hồ sơ sẽ có 2 cách như sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Cách 2: Nếu nơi chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Tiếp nhận hồ sơ:

  • Khi hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp có ghi rõ hạn ngày trả kết quả.
  • Trong trường hợp hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3: Giải quyết các yêu cầu

Bạn sẽ giải quyết các yêu cầu về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ở bước này quan trọng nhất là nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả 

Theo quy định thì không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Chuyển từ đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất. Cụ thể, để dễ hiểu hơn bạn có thể xem qua công thức tính sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

Chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở

Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Khi hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì số tiền phải nộp xác định như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Tham khảo thêm:

Trên đây Tư vấn pháp luật đất đai thành phố Bảo Lộc, Huyện Bảo Lâm – Kover Group đã giúp bạn phân biệt đất ở và đất vườn theo quy định pháp luật. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết. 

Thông tin liên hệ

So sánh

Kênh trực tiếp bóng đá Xoilac 365 chất lượng cao Link trực tiếp 90 TV bình luận tiếng Việt BET88 đá gà trực tiếp