090 701 9379

Đất trồng là gì? Thành phần, tính chất của đất trồng

Đất trồng là gì? Thành phần, tính chất của đất trồng

Có thể nói, đất trồng là loại đất quen thuộc và quan trọng nhất đối với mỗi người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đất trồng là gì? cũng như phân loại được đất trồng.

Vì thế, trong tin tức hôm nay Kovergroup sẽ chia sẻ tới các bạn các kiến thức về Đất trồng là gì? Thành phần, tính chất của đất trồng. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết này nhé!

Đất trồng là gì?

Đất trồng là gì?
Đất trồng là gì?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. Đây là nơi mà thực vật có khả năng sinh sống. Đồng thời là nơi cung cấp nước , không khí , các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển

Đất trồng là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người. Đã tạo nên đất trồng có độ phì nhiêu tốt. 

Thành phần, tính chất của đất trồng

Thành phần, tính chất của đất trồng
Thành phần, tính chất của đất trồng

– Thành phần chính của đất trồng bao gồm:

  • Phần rắn: Cung cấp dinh dưỡng cho cây (gồm có: nito, kali, photpho, chất khoáng,…)
  • Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây để hoà tan các chất dinh dưỡng 
  • Phần khí: Cung cấp lượng oxy cho cây

–  Tính chất chính của đất: 

  • Thành phần cơ giới của đất
  • Độ chua, độ kiềm
  • Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
  • Độ phì nhiêu của đất

Phân loại đất trồng cây và ưu nhược điểm của từng loại đất

Đất thịt

Đất thịt
Đất thịt

Đất thịt là loại đất có khoảng 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn và 10 – 30% sét. Do có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nên loại đất này phù hợp cho đa số các loại cây trồng.

Ưu điểm

  • Tính năng thấm nước, nhiệt độ, không khí thuận lợi cho các quá trình lý hoá diễn ra trong đất.
  • Giúp thực vật sinh trưởng, phát triển mạnh hệ rễ và dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
  • Đặc tính tơi xốp, độ thông thoáng cao và thành phần vi sinh có trong đất.
  • Dễ dàng cày bừa và làm đất. Giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cho mọi người.
  • Khi đất ẩm thì đất sẽ mềm khi sờ có cảm giác hơi sạn và hơi nhờn dính. Khi nén đất thành khối thì không bị vỡ.

Nhược điểm

  • Nếu không cung cấp đầy đủ độ ẩm thì đất dễ bị vỡ vụn.
  • Nếu tưới quá nhiều có thể khiến đất bị úng nước, gây thối cây.

Đất cát

Đất cát
Đất cát

Đây là loại đất thô với những hạt cát rời rạc có kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm). Khi sờ vào có cảm giác sạn. Thành phần trong đất cát gồm có 80% – 100% cát, 0% – 10% mùn và 0% – 10% sét.

Ưu điểm

  • Nhờ các kẽ hở của hạt cát lớn nên đất có khả năng thoát nước và thấm nước nhanh chóng.
  • Thoáng khí, hệ thống các loại vi sinh vật háo khí hoạt động một cách mạnh mẽ.
  • Dễ dàng cày bừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người nông dân.

Nhược điểm

  • Khi đất cát bị ướt thì rất dính và bí còn đất cát bị khô thì lại bị rời rạc. 
  • Bất lợi cho cây trồng bởi cỏ mọc nhanh, các loại vi sinh vật có trong đất phát triển kém.
  • Thường hay nghèo mùn bởi chất hữu cơ có trong đất cát bị phân giải nhanh. 
  • Khả năng giữ nước, giữ phân bón kém. Nên dễ xảy ra tình trạng khô hạn và cây bị thiếu nước.

Đất sét

Đất sét
Đất sét

Trong các loại đất trồng thì đất sét là đất có đặc tính dính và dẻo khi ướt. Nhưng khi khô lại có thể tạo thành những cục đất rất cứng. Thành phần có trong đất sét gồm 0% – 45% cát, 0% – 45% mùn, 50% – 100% sét. Hiện nay, đất sét là loại đất đang được sử dụng phổ biến trong việc trồng trọt.

Ưu điểm

  • Đất sét có nhiệt độ thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí, có khả năng giữ nước tốt và ổn định nhiệt độ.
  • Tích lũy được nhiều chất hữu cơ do đất sét thường phân giải chậm các chất hữu cơ có trong đất.
  • Do trong đất sét có chứa nhiều keo nên có khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt
  • Có tỷ lệ mùn cao hơn đất cát. Mùn và đất thường được kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững.
  • Giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu đất sét giữ quá chặt thì cây cũng khó hấp thu được chất dinh dưỡng.

Nhược điểm

  • Cây trồng dễ rơi vào tình trạng ngập, úng do đất khó thấm nước.
  • Độ thoáng khí thấp.
  • Đất cứng chặt, tốn nhiều thời gian, công sức khi cày cấy đất. Do đất nghèo chất hữu cơ.
  • Đất sét bị hạn sẽ xảy ra tình trạng nứt nẻ.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Đất trồng là gì? Thành phần, tính chất của đất trồng mà Kovergroup – Đất vườn Bảo Lộc đã tổng hợp lại. Hy vọng nội dung trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc phân biệt được các loại đất trồng nhé!

Nếu bạn có nhu cầu mua đất trồng Bảo Lộc thì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. 

Thông tin liên hệ

So sánh