Một loại đất thường tập trung ở vùng đồi núi và các tỉnh vùng cao ở nước ta đó chính là đất rừng sản xuất. Vậy đất rừng sản xuất là gì? Quy định về đất rừng sản xuất của luật đất đai nước ta là như thế nào?
Cùng giống như đất công nghiệp, đất khu công nghiệp mỗi loại đều có những quy định khác nhau về mục đích sử dụng. Để giúp bạn nắm rõ hơn về loại đất này, mời bạn cùng xem qua bài chia sẻ bên dưới của Kover Group nhé.
Đất rừng sản xuất là gì?
Điểm c, Khoản 1, Điều 10 của Luật đất đai 2013, Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên mọi thủ tục pháp lý cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.
Có những loại đất rừng sản xuất nào?
Đất rừng sản xuất thường tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi, có diện tích lớn thường vài chục đến hàng trăm hecta. Hiện nay có hai loại đất rừng sản xuất chính mà luật đất đai Việt Nam quy định như sau:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Đây là rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
- Rừng sản xuất là rừng trồng: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Các quy định về đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất có sổ đỏ hoặc sổ xanh không?
Người sử dụng loại đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất (sổ xanh) theo đúng quy định của pháp luật. Việc cấp sổ cần phải đảm bảo các điều kiện, thủ tục và đóng lệ phí đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Các khoản lệ phí cần chi trả như:
- Lệ phí địa chính: Phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
- Tiền sử dụng đất: Mức nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
- Lệ phí trước bạ: Mức thu lệ phí trước bạ = (giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành) x (mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ đối với nhà, đất là 0.5%).
- Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: 1.500 đồng/m².
- Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: 7.500.000 đồng/hồ sơ.
Đất rừng sản xuất có được xây dựng không?
Các công trình nhà ở kiên cố không được phép xây dựng trên đất rừng sản xuất, trường muốn xây bạn cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?
Đất rừng sản xuất được phép chuyển nhượng nếu có đầy đủ những điều kiện như sau:
- Thứ nhất, phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thứ hai, đất không có tranh chấp.
- Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Thứ tư, đất còn trong thời hạn sử dụng
- Thứ năm, không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.
- Thứ sáu, không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đất rừng sản xuất có được phép thế chấp không?
Theo quy định pháp luật, đất rừng sản xuất nếu là tài sản hợp pháp và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể thế chấp trong điều kiện không vượt quá 300 ha. Như vậy đất rừng sản xuất vẫn có thể mang thế chấp được bạn nhé.
Đất vườn có thổ cư Bảo Lộc, Lâm Đồng – Kover Group vừa giúp bạn giải đáp về Đất rừng sản xuất là gì? Quy định về đất rừng sản xuất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã mang lại cho bạn những thông tin và kiến thức bổ ích. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 862 Trần Phú, Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Hotline: 090 701 93 79
- Zalo: 090 701 93 79 – Nguyễn Mạnh Nhật
- Email: khachhang.kovergroup@gmail.com
- Website: https://kovergroup.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kovergroup