Đất nông nghiệp được chia thành nhiều loại đất khác nhau và đất phổ biến nhất tại các vùng nông thôn nước ta. Vậy những quy định của pháp luật về quyền sử dụng của loại đất này như thế nào? Cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Để khai thác và quản lý đất, pháp luật đã tiến hành phân loại theo mục đích sử dụng nhằm xây dựng một chế độ pháp lý cho từng loại đất. Đối với đất nông nghiệp thì luật Đất Đai 2013 quy định về quyền sử dụng như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Mời bạn xem thêm:
- Phân biệt đất ở và đất vườn theo quy định pháp luật
- Quy định về cấp sổ đỏ mới nhất năm 2021
- Quy định về quyền thừa kế tài sản theo pháp luật mới nhất
- Thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ
Hạn mức giao đất nông đất nông nghiệp
*Đất nông nghiệp trồng cây hằng năm
Đối với đất nông nghiệp trồng cây hằng năm cũng như đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối được giao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất được quy định như sau:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
*Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, pháp luật quy định mỗi cá nhân, hộ gia đình không quá 10 hecta đối với phường, xã, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 hecta đối với phường, xã, thị trấn ở trung du và miền núi.
*Đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất nông nghiệp được pháp luật quy định là không quá 30 hecta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật Đất đai 2013 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
Chính phủ cũng quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau.
Đất nông nghiệp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sử dụng
*Đất nông nghiệp do cá nhân, hộ gia đình sử dụng
Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất.
Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.
*Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc.
Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
Đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư nước ngoài có nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất, nuôi trồng thủy sản, làm muối… sẽ được Nhà nước xem xét cho thuê thực hiện các dự án để đầu tư.
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải rà soát hiện trạng sử dụng đất, lập phương án sử dụng đất. Nội dung phương án sử dụng đất phải xác định rõ diện tích, ranh giới sử dụng, diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất theo phương án sử dụng đất được phê duyệt; thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, giao khoán, cho thuê, cho mượn trái pháp luật, bị lấn, bị chiếm để tạo quỹ đất giao, cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc giao đất, cho thuê đất phải ưu tiên hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương.
- 3. Tổ chức kinh tế đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải chuyển sang thuê đất.
Mời bạn tham khảo thêm:
- Điều kiện cấp sổ đỏ cho rừng sản xuất là rừng trồng
- Hồ sơ đất đai gồm những gì? Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu
- Diện tích tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ?
- Quy định về quyền thừa kế tài sản theo pháp luật mới nhất
Quy định về mua bán đất nông nghiệp
Theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
- Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
- Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này;
- b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã”.
Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất
Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó”.
Tư vấn pháp luật đất đai thành phố Bảo Lộc, Huyện Bảo Lâm – Kover Group vừa thông tin đến bạn những quy định pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về những quy định trong việc sử dụng loại đất này. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 862 Trần Phú, Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Hotline: 090 701 93 79– 090 746 42 15
- Email: khachhang.kovergroup@gmail.com
- Website: https://kovergroup.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kovergroup