090 701 9379

Sổ hồng đồng sở hữu là gì? Ưu nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Chúng ta vẫn thường nghe về sổ đỏ và sổ hồng nhưng bạn đã từng nghe đến sổ hồng đồng sở hữu chưa? Bài viết này chúng tôi sẽ giải thích cho bạn về sổ hồng đồng sở hữu là gì? Ưu nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu là gì nhé.

Theo quy định về việc cấp sổ đỏ và sổ hồng tại Việt Nam, thường thì chỉ có mỗi cá nhân hoặc tổ chức nào đó là người đứng tên chủ sở hữu. Việc đồng sở hữu tài sản này là như thế nào mời bạn xem qua bài viết của Kover Group bên dưới.

Sổ hồng đồng sở hữu là gì?

Theo Luật đất đai 2013, Sổ hồng đồng sở hữu là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có thể bằng hoặc nhiều hơn 2 chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái của chủ sở hữu. Ngoài ra, sổ hồng đồng sở hữu còn có tên gọi khác là sổ riêng chung thửa hoặc sổ hồng chung.

Sổ hồng đồng sở hữu là gì?
Sổ hồng đồng sở hữu là gì?

Theo Nghị định Chính phủ ban hành số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, khi được cấp sổ hồng chung thì mỗi bản cho mỗi cá nhân sẽ có giá trị giống nhau mà không phải cá nhân hay hay sổ hồng nào là duy nhất.

Về giá trị pháp lý thì các loại sổ này được pháp luật công nhận như nhau và được áp dụng trên phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở hoặc các loại tài sản gắn liền với đất. Điểm khác biệt lớn nhất của sổ hồng đồng sở hữu đó chính là sổ của ai thì tên của người đó, còn về diện tích đất bao nhiêu sẽ được các bên chủ sở hữu tự lập biên bản thỏa thuận với nhau.

Ưu điểm và nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Ưu điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Ưu điểm của sổ hồng đồng sở hữu
Ưu điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Sổ đỏ và sổ hồng đồng sở hữu có những ưu điểm giúp người sở dù có thu nhập không cao nhưng vẫn có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà và các loại tài sản gắn liền với đất. Đây được xem là tài sản có giá trị và tăng dần theo năm tháng nếu chỉ một cá nhân người sở hữu mua thì phần lớn sẽ không có đủ số vốn để bỏ ra.

Ưu điểm tiếp theo của sổ hồng chung đó chính là sổ hồng chung giúp người sở hữu giải quyết các trường hợp diện tích tối thiểu khi tách thửa. Ví dụ về quy định tách thửa của các quận trên địa bàn TPHCM như quận 7, 12, Bình Tân, thành phố Thủ Đức tối thiểu là 50m2 và chiều rộng phải lớn hơn hoặc bằng 4m. Nếu diện tích nhỏ hơn nhưng cá nhân muốn sở hữu cho mình sổ hồng thì việc xin thỏa thuận để đồng sở hữu tài sản này là lựa chọn hợp lý.

Nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu
Nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Nhược điểm bất lợi nhất của việc sổ hồng đồng sở hữu đó là thủ tục giấy tờ pháp lý khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn pháp lý mất nhiều thời mới có được sổ hồng đồng sở hữu trên tay. 

Khi cần ký kết mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền hay xin giấy phép xây dựng đến việc tranh chấp thì cần phải có các bên đồng sở hữu chấp thuận. Chỉ cần một bên không đồng ý thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn rất nhiều.

Sổ hồng đồng sở hữu người chủ nhà sẽ chịu thiệt vì giá trị khi bán thường sẽ thấp hơn so với giá của thị trường. Thời gian làm giao dịch cũng sẽ lâu hơn.

Nhà đất Bảo Lộc, Lâm Đồng – Kover Group vừa giúp bạn hiểu hơn về sổ hồng đồng sở hữu là gì cũng như ưu điểm và nhược điểm của chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn khi quyết định đồng sở hữu một bất động sản nào đó và việc mua bán chúng. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Thông tin liên hệ

So sánh

Kênh trực tiếp bóng đá Xoilac 365 chất lượng cao Link trực tiếp 90 TV bình luận tiếng Việt BET88 đá gà trực tiếp