Quyền thừa kế tài sản đất đai chính là một trong những vấn đề “HOT” được quan tâm hiện nay. Có hàng loạt câu hỏi liên quan đến quyền thừa kế như “Cha mẹ không để lại di chúc phân chia tài sản như thế nào?”, “Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật?”,…
Ở bài trước Tư vấn pháp luật đất đai Bảo Lộc đã chia sẻ vấn đề về quyền thừa kế theo di chúc. Và trong nội dung bài viết ngày hôm nay Kover Group sẽ gửi đến các bạn thông tin về quyền thừa kế tài sản theo pháp luật. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết!
Khi nào tài sản được chia theo pháp luật?
Đầu tiên ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những trường hợp phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 650, Luật dân sự năm 2015, những trường hợp áp dụng hình thức phân chia nhà đất, tài sản theo pháp luật như sau:
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Những người có tên trong di chúc thừa kế tài sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.
- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc người đó từ chối nhận di sản.
Xem thêm:
- Điều kiện cấp sổ đỏ cho rừng sản xuất là rừng trồng
- Hướng dẫn cách tính giá trị tài sản gắn liền với đất
- Quy định về quyền thừa kế đất đai có di chúc
Bên cạnh đó trường hợp thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thừa kế
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế di chúc nhưng người đó không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại ở thời điểm mở thừa kế.
Ai được thừa kế tài sản theo pháp luật?
Những ai sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật? Đây là vấn đề quan trọng mà bạn cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình khi người thân mất mà không lập di chúc.
Theo quy định tại điều 649, điều 651 Luật Dân sự năm 2015, người được thừa kế di sản theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.
Diện thừa kế
Người thuộc diện thừa kế là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. Lưu ý quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi.
– Con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi sẽ được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế theo quy định tại điều 651 và 652 của Luật Dân sự.
– Trường hợp con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì sẽ được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế theo điều 652 và 653 Luật Dân sự 2015.
Hàng thừa kế
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 651, Luật Dân sự năm 2015 hàng thừa kế được quy định theo thứ tự sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.
– Hàng thừa kế thứ 2 bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã mất. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ 3 bao gồm những đối tượng sau: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người đã mất, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại.
Lưu ý:
– Người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Trường hợp này cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống.
Nếu cháu cũng mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng phần tài sản mà cha hoặc mẹ chắt sẽ được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế khi vợ chồng đã chia tài sản chung, vợ/chồng đang ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại. Trong trường hợp này người còn sống vẫn được thừa kế di sản mà vợ/chồng của mình để lại.
Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này nếu một người chết thì người còn lại vẫn được thừa kế di sản.
Trường hợp người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì sau đó cho dù đã kết hôn với người khác thì vẫn được phép thừa kế di sản.
Như vậy trên đây Kover Group đã chia sẻ với các bạn chi tiết về các trường hợp thừa kế tài sản theo pháp luật. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 862 Trần Phú, Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Hotline: 090 701 93 79 – 090 746 42 15
- Email: khachhang.kovergroup@gmail.com
- Website: https://kovergroup.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kovergroup