Đất nông nghiệp là loại đất khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đây là loại đất ta thường thấy trồng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp và có cả chăn nuôi. Vậy khái niệm cụ thể đất nông nghiệp là gì? Có mấy loại đất nông nghiệp hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đất là tư liệu sản xuất chính trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp không thể thay thế bởi các tư liệu khác. Ở Việt Nam đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong tài nguyên đất đai, đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của kinh tế của đất nước.
Xem thêm:
- Tài sản gắn liền với đất bao gồm những gì?
- Hồ sơ đất đai gồm những gì? Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu
- Đất nền là gì? Sự khác biệt giữa đất nền và đất thổ cư
Đất nông nghiệp là gì?
Có nhiều khái niệm đất nông nghiệp khác nhau, tuy nhiên để hiểu một cách đơn giản thì đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp được chia thành 8 nhóm đất khác nhau bao gồm:
Thứ nhất, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Đây là đất nông nghiệp có mục đích trồng cây hàng năm, trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn như các loại cây hoa màu, cây trồng lúa, cây mía, cây mì. Đặc điểm của loại đất này là có thời hạn không quá 1 năm. Để xác định phần đất này là đất trồng cây hàng năm cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất sau đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi
Đây là loại đất nông nghiệp có mục đích dành cho chăn nuôi. Người ta thường sử dụng đất này để chăn nuôi gia súc, trâu, bò heo và các loại gia cầm như gà, vịt… Đây cũng có thể là đất chuyên trồng cỏ tự nhiên làm thức ăn cho chăn nuôi.
Thứ ba, đất trồng cây lâu năm
Loại đất khá phổ biến ở các vùng nông thôn, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có mục đích trồng cây lâu năm có thời gian sinh trưởng trên một năm. Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm. Ví dụ các loại cây lấy thân gỗ như cao su, bạch đàn, hồ tiêu, cà phê và bao gồm cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng năm nhưng khi thu hoạch thì thu hoạch trong nhiều năm như cây ăn quả, cây dâu.
Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có sự khác nhau ở thời gian sinh trưởng của cây và thời gian thu hoạch của cây chứ không căn cứ theo thời gian sử dụng của đất ngắn hay dài.
Thứ tư, đất rừng sản xuất
Đất rừng sản xuất là một trong những loại đất nông nghiệp quan trọng hiện nay, đây là rừng tự nhiên nhưng được Nhà nước giao cho các tổ chức nhằm mục đích quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, Nhà nước thường thực hiện các dự án, kế hoạch giao đất rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý và sản xuất lâm nghiệp trên những phần đất này theo hạn mức thời gian quy định. Đối với phần đất rừng sản xuất ở những nơi xa khu dân cư Nhà nước sẽ giao phần đất này cho những tổ chức để quản lý, bảo vệ rừng và có thể cho thuê hoặc kết hợp kinh doanh các cảnh quan, khu du lịch sinh thái, tham quan.
Thứ năm, đất rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ là đất được sử dụng nhằm mục đích để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống sạt lở xói mòn, hạn chế thiên tai, có tác dụng làm cân bằng môi trường sinh thái và điều hòa khí hậu. Đất rừng phòng hộ bao gồm nhiều mục đích khác nhau như
- Rừng phòng hộ đầu nguồn
- Rừng phòng hộ dùng để chắn gió, dùng chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái
Theo quy định của Luật đất đai 2013, Đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Về thẩm quyền cho thuê đất rừng phòng hộ sẽ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
Cộng đồng dân cư xung quanh được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ sáu, đất rừng đặc dụng
Khác với đất rừng phòng hộ, với mục đích để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái rừng của quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế như danh lam thắng cảnh khu vui chơi nghỉ dưỡng hay được xem là di tích lịch sử cần được bảo vệ. Tuy nhiên, đối với đất rừng đặc dụng thì khi Nhà nước tiến hành giao đất này cho tổ chức quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ bảy, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối
Đất nuôi trồng thủy sản thường là những phần đất nội địa bao gồm ao, hồ, sông, ngòi…. những phần đất có mặt nước bao gồm cả trang trại được giao để nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản như tôm, cá…
Đối với đất làm muối phần đất này được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đất sản xuất muối bao gồm:
- Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp
- Đất sản xuất muối thủ công.
Đất này được các cấp chính quyền giao tại địa phương hoặc là phần đất của cá nhân gia đình nhưng được chuyển đổi sang. Ngoài ra Nhà nước còn cho các tổ chức kinh tế thuê các phần đất này để thực hiện các dự án về sản xuất muối. Đây là một phần đất đặc thù với diện tích tương đối lớn phù hợp với ưu thế đường bờ biển dài của nước ta.
Thứ tám, đất nông nghiệp khác
Loại đất cuối cùng là đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đất nông nghiệp khác có thể là đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, đất ươm tạo cây giống, con giống phục vụ nông nghiệp.
Mỗi loại đất đều có những đặc điểm và nhu cầu sử dụng khác nhau. Trên đây là 8 loại đất nông nghiệp được quy định của nước Việt Nam.
Qua bài viết “Đất nông nghiệp là gì? Các loại đất nông nghiệp” Kover Group hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến lĩnh vực nhà đất, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé. Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 862 Trần Phú, Lộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Hotline: 090 701 93 79 – 090 746 42 15
- Email: khachhang.kovergroup@gmail.com
- Website: https://kovergroup.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/kovergroup