090 701 9379

Tư vấn: Cha mẹ cho con đất có đòi lại được không?

Cha mẹ cho con đất có đòi được không?

Có rất nhiều người thắc mắc Cha mẹ cho con đất có đòi lại được không? Nghi vấn  này sẽ được giải đáp ngay sau đây

Việc tranh chấp về đất đai, tài sản là những vấn đề xảy ra khá phổ biến, nhất là việc đòi lại đất đai đã cho tặng. Tìm hiểu rõ về những quy định của pháp luật sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết và giữ được quyền lợi của mình.  Sau đây, Kover Group sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này theo từng trường hợp cụ thể.

Cha mẹ cho con đất có đòi lại được không?

Cha mẹ cho con đất có đòi được không?
Cha mẹ cho con đất có đòi được không?

Trường hợp này phải được xét theo quy định Điều 459 – Tặng cho bất động sản của Bộ luật dân sự 2015, điều này có quy định rõ:

  • Việc tặng cho bất động sản phải được đăng ký hoặc lập thành văn bản có công chứng, chứng thực rõ ràng, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
  • Hợp đồng tặng, cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Còn nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng, cho sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Ngoài ra Khoản 16 Điều 3 của Luật đất đai 2013 đã quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Dựa vào những quy định này, nếu trường hợp đã được cha mẹ cho tặng đã thực hiện tất cả các thủ tục sang tên quyền sử dụng đất một cách hợp pháp thì Cha mẹ (người tặng cho) sẽ không có quyền đòi lại mảnh đất đã được sang tên đổi chủ này.

Những trường hợp cha mẹ được đòi lại đất đã cho tặng

Trường hợp được đòi đất đã cho tặng
Trường hợp được đòi đất đã cho tặng

Đúng theo quy định thì khi tất cả hợp đồng và thủ tục đã được thành, mảnh đất được tặng cho đứng quyền sở hữu của con cái thì bố mẹ sẽ không có quyền đòi lại sử dụng mảnh đất đó.

Xem thêm:

Tuy nhiên, nếu cha mẹ chứng minh được một số các trường hợp sau đây thì vẫn có quyền đòi lại mảnh đất:

Trường hợp 1: Cha mẹ chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho con là vô hiệu.

Hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu

Cụ thể hơn, một giao dịch dân sự được coi là vô hiệu khi:

  • Vi phạm điều cấm của Pháp luật, trái với  đạo đức xã hội (Theo Điều 128 của Bộ luật Dân sự);
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Theo Điều 129 của Bộ luật Dân sự);
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Theo Điều 130 của Bộ luật Dân sự);
  • Giao dịch bị nhầm lẫn (Theo Điều 131 của Bộ luật Dân sự)
  • Bị lừa dối hoặc đe dọa (Điều 132 của  Bộ luật Dân sự);
  • Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ( Theo Điều 133 của Bộ luật Dân sự).
  • Không tuân thủ quy định về hình thức ( Theo Điều 134 của Bộ luật Dân sự).

Khi giao dịch dân sự vô hiệu đồng nghĩa với việc các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải được quy ra tiền. Các trường hợp tài sản của giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường.

Như vậy, nếu cha mẹ chứng minh được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nằm trong các trường hợp trên thì sẽ có quyền yêu cầu tòa án tuyên án hợp đồng vô hiệu. Nếu vậy, con trai trường phải trả lại quyền sử dụng đất đã được nhận.

Trường hợp 2: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có điều kiện

Hợp đồng chuyển nhượng có điều kiện
Hợp đồng chuyển nhượng có điều kiện

Nếu khi chuyển quyền sử dụng đất cho con trai trưởng mà cha mẹ lập ra hợp đồng cho tặng có 2 yếu tố sau:

  • Hợp đồng này là hợp đồng cho tặng tài sản có điều kiện;
  • Các điều kiện tặng cho trong hợp đồng: người con được tặng cho đất phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi già yếu hoặc một số những điều kiện khác không phạm vào đạo đức xã hội và trái với pháp luật;

Xét trong trường hợp này, tại Điều 470 Bộ luật Dân sự về việc tặng cho tài sản có điều kiện có quy định như sau:

  • Bên cho tặng đất có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi cho tặng. Các điều kiện này không được trái đạo đức và Pháp luật;
  • Nếu phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng không giao tài sản thì bên tặng phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng đã thực hiện;
  • Nếu phải thực hiện nghĩa vụ sau khi cho tặng mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Vậy theo quy định trên, nếu cha mẹ đã lập hợp đồng tặng cho có điều kiện mà người con được cho tặng đất vi phạm điều kiện cho tặng trong hợp đồng thì cha mẹ cũng có quyền đòi lại tài sản đã cho tặng đó.

Trên đây, Kover Group đã tư vấn pháp luật đất đai về việc Cha mẹ cho con đất có đòi lại được không rất chi tiết tất cả các trường hợp. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những quy định trong quyền sử dụng đất và giữ được quyền lợi của mình nếu có xảy ra tranh chấp về đất đai, tài sản.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

So sánh

Kênh trực tiếp bóng đá Xoilac 365 chất lượng cao Link trực tiếp 90 TV bình luận tiếng Việt BET88 đá gà trực tiếp