090 701 9379

Đất giao thông là gì? Quy định pháp luật về đất giao thông

Đất giao thông là gì? 

Đất giao thông là gì? Đất giao thông là một trong những loại đất quan trọng trong việc phát triển của xã hội nước nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt và nhận biết được loại đất này.

Vì vậy, trong tin tức hôm nay, Kovergroup sẽ giúp bạn nhận biết Đất giao thông là gì? Quy định pháp luật về đất giao thông. Để có thể sử dụng và giao dịch đất này một cách hợp lý nhất. 

Đất giao thông là gì? 

Đất giao thông là gì?

Đất giao thông hay còn được viết tắt là đất DGT trong bản đồ quy hoạch. Theo Luật Đất đai, đây là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng cho mục đích công cộng.
Thông thường, đất giao thông sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

  • Xây dựng các loại đường như: đường sắt, đường tàu điện, đường bộ. Trong đó, đường bộ bao gồm các đường tránh, đường cứu nạn, vỉa hè,…
  • Xây dựng các điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bãi đổ xe, ga đường sắt,…
  • Các công trình đường thuỷ như cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, bến phà,…
  • Cảng hàng không ( Bao gồm sân bay và các công trình thuộc phạm vi xung quanh cảng như ga tàu, bãi xe,…)

Quy định pháp luật về đất giao thông

Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc đất giao thông 

Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc đất giao thông 
Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc đất giao thông

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đất thuộc đất giao thông sẽ được chia làm hai trường hợp sau:

  • Trường hợp được cấp sổ đỏ: Theo Luật Đất đai 2013, nếu đất DGT chưa có quyết định sử dụng của các cơ quan thẩm quyền thì người sở hữu vẫn được cấp sổ đỏ.
  • Trường hợp không được cấp sổ đỏ: Đất DGT sẽ không được cấp sổ đỏ nếu đất đã được xác định sử dụng trong một thời gian cụ thể. 

Quy định về việc thi công, xây dựng nhà ở đối với đất giao thông

Đất giao thông được quy định rõ ràng qua Điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT: “Đất phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng xây dựng khu chế xuất, công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp (nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện), sử dụng cho các hoạt động làm đồ gốm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng”.

Vì thế, đất giao thông nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp này cũng không thể xây dựng nhà ở. Nếu chủ sở hữu có nhu cầu xây dựng nhà ở trên khu vực đất này thì cần phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền. 

Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng 

Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng
Quy định về việc mua bán, chuyển nhượng

Theo Điều 49 Luật Đất đai 2013 có quy định rằng chủ sở hữu đất DGT vẫn có thể thực hiện các hình thức như: Cho, tặng, mua bán, kế thừa,… Trong trường hợp, đất giao thông chưa có quyết định sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Quy định về bồi thường thu hồi đất giao thông

Quy định về bồi thường thu hồi đất giao thông
Quy định về bồi thường thu hồi đất giao thông

Theo quy định, đất DGT được Nhà nước tiến hành thu hồi để dùng cho mục đích giao thông. Cá nhân, hộ gia đình sở hữu đất này sẽ được bồi thường như sau:

  • Bàn giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất đã được thu hồi
  • Bồi thường bằng tiền mặt theo giá đất cụ thể của uỷ ban nơi có đất quy định

Xử phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm đất giao thông

Xử phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm đất giao thông
Xử phạt hành chính đối với các hành vi lấn chiếm đất giao thông

Các cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất giao thông sẽ bị xử lý dựa theo Điều 12 Nghị định 46/2016 quy định như sau:

  • Xử phạt cá nhân (Gấp đôi đối với các tổ chức) bán hàng rong trên lòng đường, các tuyến phố cấm bán hàng rong. Mức phạt sẽ từ 100,000  đến 200,000 đồng.
  • Xử phạt cá nhân (Gấp đôi đối với tổ chức) nếu thực hiện khai thác nông nghiệp, họp chợ hay tiến hành mua bán hàng hóa. Với mức phạt tiền từ 300,000 đến 400,000 đồng.
  • Xử phạt cá nhân (Gấp đôi đối với tổ chức) khi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội, xây cổng chào. Với mức phạt tiền từ 500,000 đến 1,000,000 đồng.
  • Xử phạt cá nhân (Gấp đôi đối với tổ chức) có hành vi xâm lấn hoặc chiếm giữ lòng đường. Với mục đích tư lợi qua việc trông giữ xe. Hành vi này sẽ bị phạt nặng từ 2,000,000 đến 3,000,000 đồng.
  • Xử phạt cá nhân (Gấp đôi đối với tổ chức) thực hiện xây dựng trái phép. Với mức phạt 15,000,000 – 20,000,000 đồng. Đồng thời, gỡ bỏ và khôi phục lại tình trạng ban đầu của khu đất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Đất giao thông là gì? Quy định pháp luật về đất giao thông mà Kovergroup – Đất nền Bảo Lộc đã tổng hợp được. Hy vọng bạn đã có những kiến thức nhất định về loại hình đất giao thông qua bài viết này. 

Nếu bạn còn câu hỏi nào yêu cầu giải đáp thì hãy liên hệ đến Kovergroup để được hỗ trợ ngay nhé!

Thông tin liên hệ

So sánh

Kênh trực tiếp bóng đá Xoilac 365 chất lượng cao Link trực tiếp 90 TV bình luận tiếng Việt BET88 đá gà trực tiếp