090 701 9379

Quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế

Quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế

Việc phân chia tài sản thừa kế luôn là một chủ đề nóng và nhạy cảm. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều tranh chấp nảy sinh bắt nguồn từ việc phân chia tài sản thừa kế.

Do đó, Nhà nước đã ban hành ra những quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế. Để giải quyết cho các tranh chấp liên quan đến vấn đề này.

Và trong tin tức hôm nay, Kovergroup sẽ chia sẻ cho bạn biết về Quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tài sản thừa kế là gì?

Tài sản thừa kế là gì?
Tài sản thừa kế là gì?

Thừa kế tài sản là việc chuyển tài sản của người chết cho người sống có quyền thừa kế. Tài sản của người chết được gọi là di sản.

Mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Và để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật. Có hai hình thức để người thừa kế hưởng di sản là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản có giá trị hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế

Thời hiệu yêu cầu chia tài sản thừa kế 

Trong khoảng thời gian được pháp luật quy định thì người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản. Nếu yêu cầu quá sớm hay trễ thì việc phân chia tài sản sẽ không được xem xét.

Theo Điều 623 của BLDS 2015 thì thời gian về thừa kế được quy định cụ thể như sau: 

– Đối với bất động sản, người thừa kế có thời hiệu yêu cầu phân chia tài sản là 30 năm. Đối với động sản thì là 10 năm. Cả hai đều có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu quá thời hạn đã quy định thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. 

– Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản, di sản sẽ được giải quyết như sau: 

  • Theo quy định tại Điều 236 của BLDS thì di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu 
  • Tuy nhiên nếu vẫn không có người chiếm hữu theo quy định trên thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

– Kể từ thời điểm mở thừa kế thì có thời gian là 10 năm để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình. Hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

– Kể từ thời điểm mở thừa kế thì có thời hiệu là 3 năm để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết.

Hình thức phân chia tài sản thừa kế

Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển đổi tài sản thừa kế của người đã mất sang cho bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Theo sự định đoạt được viết trong di chúc của người đó. 

Theo pháp luật quy định về việc chia thừa kế tài sản theo di chúc thì người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Và cơ quan, tổ chức là không thể lập di chúc. Tài sản của cơ quan, tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý.

Ngoài ra, người lập di chúc còn có quyền như:

  • Chỉ định người thừa kế
  • Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Tuy nhiên tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rằng người thừa kế có thể không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Và những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc. Nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước. Hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc. Nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Các hàng thừa kế được pháp luật quy định

Các hàng thừa kế được pháp luật quy định
Các hàng thừa kế được pháp luật quy định

Để phân chia di sản theo pháp luật thì việc xác định hàng thừa kế là căn cứ quan trọng.

Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 quy định có ba hàng thừa kế, gồm:

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong đó, những người được chia thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Còn những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng phần di sản thừa kế. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. Với nguyên nhân như do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là thông tin về Quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế mà Kovergroup – Tư vấn pháp lý đã tổng hợp được. vọng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu chẳng may có mâu thuẫn phát sinh liên quan đến vấn đề này. 

Nếu bạn còn vấn đề gì cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ

So sánh